Cờ vây không phải môn thể thao đòi hỏi hơn thua, mục đích của cờ vây là giúp người chơi hiểu được sự hài hòa âm dương, qua đó rèn luyện sự bình tĩnh, điềm đạm, nâng cao đạo đức, trí tuệ của họ.
Theo sách sử Trung Hoa, Vua Nghiêu có 10 con trai, nhưng tất cả chỉ có khả năng trung bình, không ai nổi trội, đủ tài đức cai trị đất nước. Ông trưng cầu ý kiến quan lại trong triều, hỏi ai trong thiên hạ có thể đảm nhiệm trọng trách của một vị minh quân, tất cả mọi người đều tiến cử Ngu Thuấn.
Vua Nghiêu đã thử thách Ngu Thuấn trong nhiều năm, Thuấn đều vượt qua cả. Bởi vậy khi thoái vị, nhường ngôi cho vua Thuấn, ông rất yên tâm về lựa chọn của mình.
"Nếu ta truyền ngôi cho Thuấn, chỉ có Đan Chu con trai ta phiền lòng. Nếu ta truyền ngôi cho Đan Chu, tất cả con dân trong thiên hạ sẽ phiền lòng. Ta không thể làm tổn hại bách tích chỉ vì lợi ích của con trai ta."
Vua Nghiêu
Tuy nhiên, Nghiêu cũng rất yêu con trai mình rất nhiều, biết rằng Đan Chu sẽ không vui vì mình truyền ngôi cho người khác, vua Nghiêu đã sáng tạo ra cờ vây để dạy dỗ Đan Chu.Đan Chu nhờ cờ vây đã hiểu ra nhiều điều, không còn trách cứ vua cha nữa.
Lịch sử cờ vây :vua Nghiêu đã sáng tạo ra cờ vây để dạy dỗ Đan Chu
Theo Bách Khoa Thư
0 nhận xét:
Đăng nhận xét