Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

6 mẹo làm đẹp giúp chị em trẻ trung bất chấp tuổi tác

 

Ngủ đủ giấc, uống đủ nước, thiết lập thói quen thoa kem chống nắng từ tuổi 20 để có làn da căng bóng, mịn màng ở tuổi 40, 50.



1. Thoa kem chống nắng

 

Nếu muốn có làn da mịn màng, sáng bóng ở tuổi 40, 50, bạn nên hình thành thói quen thoa kem chống nắng hàng ngày càng sớm càng tốt. Ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu gây ra các dấu hiệu lão hóa da như sạm, nám, nếp nhăn... Do đó, thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết để có được làn da trẻ trung bất chấp tuổi tác.

2. Đầu tư cho sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao

Từ sau tuổi 30, làn da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như da xỉn màu, vết chân chim hay nếp nhăn. Do đó, nên đầu tư cho các sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao, chứa các thành phần chống lão hóa như AHA, vitamin C, E, retinol... Nếu không biết chọn sản phẩm nào, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia làm đẹp hay chuyên gia da liễu.


3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là liều thuốc trẻ hóa da miễn phí mà hiệu quả. Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm giúp làn da có đủ thời gian phục hồi, tái tạo, sửa chữa các khuyết điểm, duy trì làn da trẻ trung, khỏe khoắn. Thiếu ngủ gây ra quầng thâm, bọng mắt, da xỉn màu, dễ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm.

4. Sử dụng vỏ gối lụa, satin

Ngủ đủ giấc, sử dụng vỏ gối lụa hoặc satin giúp làm đẹp da, hạn chế nếp nhăn.

Làn da có ít nhất 7 - 8 tiếng tiếp xúc với vỏ gối mỗi ngày nên chất lượng vỏ gối có tác động rất lớn đến làn da. Sử dụng vỏ gối lụa, satin giúp giữ ẩm, không gây nếp hằn trên da, không gây dị ứng. Nếu muốn có làn da trẻ hơn tuổi thật cả chục tuổi, nên đầu tư vỏ gối chất lượng cao.

5. Duy trì cân nặng ổn định

Duy trì cân nặng ổn định, không quá béo cũng không quá gầy để giữ được làn da khỏe mạnh. Quá gầy khiến khuôn mặt mất đi lượng cơ cần thiết, dễ xuất hiện nếp nhăn, tình trạng da chảy xệ. Nếu giảm cân quá nhanh, quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Nên lựa chọn chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất đạm và chất béo tốt để có làn da mịn màng, căng bóng.

6. Uống nhiều nước

Uống trà hoa cúc, trà hoa hồng rất tốt cho da.

Uống đủ hai lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da từ bên trong, hỗ trợ thải độc, cải thiện sức khỏe đường ruột. Sức khỏe đường ruột tốt giúp da sáng mịn, khỏe khoắn. Nên uống nước lọc, nước ép trái cây không đường hay các loại trà thảo mộc để làm đẹp da, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

VINA TALK

(Theo Byrdie) 


Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023

Chuyên gia Đông y hướng dẫn cách sử dụng cây bông mã đề

 Cây bông mã đề từ lâu được biết đến là vị thuốc Đông y quen thuộc, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Dưới đây là cách sử dụng cây bông mã đề tốt cho sức khỏe có sự tham vấn của Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội.

Cây mã đề là vị thuốc Đông y quen thuộc
 
 
Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5–12cm, rộng 3,5 - 8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn.
 
Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài 10–15cm, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mùa hoa nở trong tháng 7-8.
 
Hoa thụ phấn nhờ gió và phát tán bằng hạt. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Hạt rất nhỏ nhưng có thể thu hoạch và nghiền nát để trích lấy dung dịch keo bột. Một cây có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuếch tán nhờ gió. Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao. Loài cây này trở thành loài cỏ dại có tính quốc tế, trở thành loài cây xâm nhập nguy hiểm ở một số nước.
 
Mã đề là chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng cuống lá giả.
 
Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5-40 cm, và có thể là một nón ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.
 

Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm châu Mỹ, châu Á, Úc, New Zealand,châu Phi và châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.
 
Riêng loài Mã đề Plantago asiatica (tên đồng nghĩa: Plantago major subsp. major hay Plantago major) có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới ở Nam Á, được dùng làm thuốc từ lâu đời ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
 
Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.
 
 
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 g lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
 
Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.
 
Lá cây mã đề được dùng làm rau. Ở Việt Nam lá cây mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Lá rau mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác. Lá rau mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị...
 
Nhiều nước ở châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.
 
Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên.
 
Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu... Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam...
 
Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón.
 
Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy. Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó. Các vị thuốc sau từ cây mã đề:
 
* Xa tiền tử (Semen plantaginis) là hạt phơi khô hay sấy khô của mã đề.
 
* Mã đề thảo (xa tiền thảo, Herba plantaginis) là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.
 
* Lá mã đề (Folium plantaginis) là lá tươi hoặc sấy khô.
 
Theo Đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, mát máu, phát hãn, làm sáng mắt…và còn nhiều công dụng khác. Điều này không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng loại cây này.
 
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây mã đề
 
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, khi sử dụng cây mã đề bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
 
1. Lá:
 
Phụ nữ mang thai khi dùng phải thận trọng.
 
Người già đái đêm nhiều, thận kém không nên dùng.
 
2. Hạt:
 
Không phải thấp nhiệt không nên nên dùng.
 
Những người đi tiểu nhiều, táo bón, không có thấp nhiệt, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng.
 
3. Kiêng trị:
 
Sử dụng mã đề chú ý kiêng chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng.

@bachkhoathunet

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan

  Nhờ thói quen uống trà gừng, ăn đủ ba bữa, đi ngủ sớm, chăm chút làn da và tập thể dục, diễn viên Đài Loan Trần Ý Hàm trẻ đẹp ở tuổi U50.

Xuất hiện trong show Đạp gió 2023 ,Trần Ý Hàm gây chú ý với làn da căng bóng, vóc dáng thon gọn.

Bí quyết có vẻ ngoài trẻ trung được nữ diễn viên tiết lộ, như sau:

Ăn đủ ba bữa theo chế độ cân bằng

Thói quen ăn ba bữa một ngày được Trần Ý Hàm duy trì từ nhỏ. Tuy nhiên, "chị đẹp" không ăn uống tùy tiện mà chú trọng đến sự cân bằng, nạp vitamin, chất xơ cho cơ thể thông qua các món rau củ quả tươi. Cô tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn, cho rằng đây là tác nhân gây bệnh tật, tàn phá sức khỏe cũng như khiến phụ nữ xuống sắc.

Riêng với bữa tối, Trần Ý Hàm thường ăn sớm để đảm bảo cho cơ thể có đủ thời gian tiêu thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng, tránh gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition gần đây cho thấy, ăn tối sớm hơn có thể khiến con người sống thọ hơn, với thời điểm lý tưởng là 19h. Nếu không thể ăn vào giờ này, các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng bữa cuối cùng trong ngày cách lúc đi ngủ 2-3 giờ.

Uống trà gừng

Để cơ thể luôn được giữ ấm, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, Trần Ý Hàm lựa chọn uống trà gừng mỗi ngày.

Món trà gừng của cô thường được pha chế với các nguyên liệu như gừng xay, trà đen, bột nghệ và đường nâu. Thức uống này cũng là phương thuốc tự nhiên, vừa hữu hiệu trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống viêm vừa có thể đẩy lùi quá trình oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, đẹp da, giúp người đẹp trẻ trung hơn so với tuổi.

Trần Ý Hàm ở tuổi 41. Ảnh: Weibo

Trần Ý Hàm ở tuổi 41. Ảnh: Weibo


Chăm tập thể dục thể thao

Trần Ý Hàm là một tín đồ cuồng thể thao, yêu thích vận động và tập thể dục mỗi ngày, ngay cả khi đang mang thai. Mỹ nhân xứ Đài cho biết nếu không bận công việc, ngày nào cô cũng chạy bộ ít nhất 30 phút. Thậm chí khi ra nước ngoài, cô cũng duy trì thói quen chạy bộ.

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra rằng, người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với người không chạy. Bộ môn tác dụng rõ rệt trong việc giảm cân, giúp duy trì ngoại hình cân đối, săn chắc cơ, thư giãn đầu óc, tốt cho tim mạch.

Ngoài đi bộ, Trần Ý Hàm thường xuyên bơi lội, tập yoga, leo núi... để rèn luyện thể chất và duy trì vóc dáng, sức bền cho cơ thể.

Chăm sóc da

Chia sẻ về bí quyết dưỡng da căng bóng, nữ diễn viên cho biết cô đặc biệt chú trọng vấn đề dưỡng ẩm. Người đẹp Đài Loan tiết lộ cô luôn mang theo xịt khoáng bên mình để đảm bảo da luôn được cấp ẩm đầy đủ khi hoạt động ngoài trời.

Một nghiên cứu của chuyên gia Viện Da liễu Anh đã chỉ ra việc dưỡng ẩm thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm các nếp nhăn trên da mặt, làm chậm dấu hiệu lão hóa, giúp da luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh giữ ẩm, nữ diễn viên cũng duy trì thói quen rửa mặt sạch bằng nước lạnh bất kể trời lạnh hay nóng, mục đích để da được săn chắc mịn màng, se khít lỗ chân lông.

Đi ngủ sớm

Là một người rất chú ý đến việc tập thể dục thể thao để giữ dáng và nâng cao sức khỏe, Trần Ý Hàm không xem nhẹ vai trò của giấc ngủ.

Cô cho biết nếu chỉ tập thể dục mà thường xuyên đi ngủ muộn, sức khỏe vẫn bị tàn phá, nhan sắc cũng nhanh chóng xuống cấp. Chính vì thế, "chị đẹp" thường đi ngủ sớm để cơ thể được phục hồi và tạo điều kiện tốt nhất cho da được tái tạo.

Theo thói quen, người đẹp sinh năm 1982 thường đi ngủ trước 22h. Cô sẽ dậy sớm để tập thể dục vào buổi sáng hôm sau, chuẩn bị năng lượng sẵn sàng cho một ngày mới.

Khánh An (Theo Ettoday)




Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

5 mẹo làm đẹp có thể khiến da lão hóa sớm

 

Mong muốn có được làn da mịn đẹp, căng mọng là ước mơ hoàn toàn chính đáng của các chị em. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt cẩn trọng nếu muốn áp dụng những mẹo làm đẹp tại nhà. Dưới đây là 5 mẹo làm đẹp phổ biến nhưng lại có thể khiến làn da bạn trở nên tồi tệ hơn.

 



1. Tẩy tế bào chết với chanh + đường

Một trong những mẹo tẩy tế bào chết tại nhà vô cùng phổ biến là sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết là chanh + đường để massage lên da. Tuy nhiên đây lại là một hỗn hợp không hề tốt cho làn da. Khi massage đường lên da, các hạt đường nhỏ li ti với cạnh sắc nhọn sẽ tác động lên da, phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da, khiến da bị tổn thương, vi khuẩn và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập. Ngoài ra hàm lượng acid cao trong chanh tươi lại khiến da bị ăn mòn, dễ bị kích ứng mẩn đỏ, sưng tấy.

2. Giảm quầng thâm với baking soda

Nhiều tín đồ làm đẹp truyền tai nhau công thức giảm quầng thâm mắt bằng việc trộn baking soda với nước để tạo thành một hỗn hợp sệt, sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng da dưới mắt trong khoảng 5 phút.

Tuy nhiên mẹo làm đẹp này lại không an toàn một chút nào. Baking soda có tính kiềm với độ pH là 9, trong khi độ pH của da là 5,5. Bởi vậy, baking soda quá "nặng đô" với làn da, chất này sẽ làm rối loạn độ pH cân bằng của da, gây khô, kích ứng và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về da.

5 mẹo làm đẹp có thể khiến da lão hóa sớm - Ảnh 1.

3. Đắp mặt nạ mật ong

Mật ong có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và làn da, giúp kháng viêm, ngừa mụn. Tuy nhiên bạn không nên đắp trực tiếp mật ong lên da như mặt nạ. Mật ong với kết cấu đặc sẽ khiến da sản sinh nhiều dầu hơn, da bị bí tắc dẫn đến tình trạng mụn càng thêm trầm trọng. Thay vì mật ong, bạn có thể dùng nước hoa hồng hoặc lô hội để làm mặt nạ dưỡng da.

4. Tẩy trang với dầu dừa

Tẩy trang với dầu thì không sai nhưng nếu bạn dùng dầu dừa thì lại rất có hại cho làn da. Dầu dừa có khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông cao, khiến da bị bí tắc và nảy sinh mụn bọc, mụn viên. Thay vì dầu dừa, bạn nên sử dụng 1 loại dầu dưỡng da chuyên dụng để làm sạch da.

5. Trị mụn với kem đánh răng

Bạn chớ dại bôi trực tiếp kem đánh răng lên nốt mụn bởi lẽ kem đánh răng có khả năng diệt vi khuẩn và rất nhanh khô. Nếu bạn bôi trực tiếp lên da, kem đánh răng sẽ khiến vùng da này bị khô, gây kích ứng, khiến tình trạng mụn nhọt càng thêm trầm trọng.



Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

Khoai lang không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người.




Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu thường xuyên ăn khoai lang vào buổi sáng?


Khoai lang không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người như caroten, vitamin D, vitamin B2, vitamin C, vitamin E và hơn 10 loại khoáng chất như kali, sắt, đồng, selen, canxi, vv. Nó được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là “thực phẩm chăm sóc sức khỏe có dinh dưỡng cân bằng nhất”.


Tăng cường khả năng chống bệnh

Xác suất mắc bệnh của mỗi người liên quan đến tuổi tác, cũng như khả năng kháng bệnh cụ thể của người đó, việc thiết lập hàng rào mô miễn dịch chủ yếu liên quan đến dinh dưỡng mà người đó tiếp nhận. Ảnh minh họa: Internet

Hàm lượng nguyên tố vi lượng và các loại khoáng chất trong khoai lang cao, những chất dinh dưỡng này có tác dụng nuôi dưỡng tế bào miễn dịch tái tạo và phục hồi, ăn một ít khoai lang có thể nâng cao hiệu quả sức đề kháng bệnh tật của cơ thể.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch và não

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, axit folic, caroten và kali.

Nó có thể tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, duy trì sự cân bằng của chất điện giải và dịch tế bào, giúp làm sạch các mảng bám dư thừa trong mạch máu, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não.

Làm đẹp và chăm sóc da

Khoai lang rất giàu chất nhầy trong 1 số loại protein, có tác dụng bảo vệ đặc biệt đối với cơ thể con người, có thể bảo vệ tính đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa một số chất lắng đọng trên thành động mạch gây xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, khoai lang còn chứa axit chlorogenic, có thể ức chế sản xuất melanin, ngăn ngừa sự xuất hiện của tàn nhang và nám da. Vì thế, phụ nữ có thể sử dụng khoai lang để làm đẹp và chăm sóc da.
Ảnh minh họa: Internet

Có thể phòng và trị táo bón

Cellulose chứa trong khoai lang chủ yếu là chất xơ hòa tan trong nước, có thể hấp thụ nước và phồng trong ruột của con người, làm cho chất thải mềm và tăng thể tích của nó; cellulose không tan trong nước có trong khoai lang có thể thúc đẩy nhu động ruột, làm cho chất thải ra khỏi con người một cách dễ dàng.

Do đó, khoai lang không chỉ có thể ngăn ngừa táo bón mà còn là “thần dược” trị táo bón.

Làm chậm quá trình lão hóa

Khoai lang là thực phẩm rất bổ dưỡng, ăn thường xuyên có thể làm chậm quá trình lão hóa. Trong khoai lang có một thành phần đặc biệt gọi là dehydroepiandrosterone, khi đi vào cơ thể có thể làm chậm quá trình lão hóa.

Vì vậy, đối với các bạn nữ, nên thường xuyên ăn khoai lang, tuy có thể không làm người ta trẻ ra nhưng có thể khiến bạn già đi từ từ.

Cải thiện tiêu hóa

Khoai lang có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa rất tốt, bởi trong khoai lang rất giàu các thành phần chất xơ và pectin.

Những chất này có thể thúc đẩy hiệu quả quá trình bài tiết dịch tiêu hóa của ruột và nhu động của dạ dày, có tác dụng phòng ngừa và điều trị táo bón cực kỳ rõ rệt.

Giảm cân
Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang có hàm lượng chất béo rất thấp, hàm lượng calo cũng rất thấp, trong khoai lang có rất nhiều chất xơ, có thể cải thiện cảm giác no sau khi ăn rất hiệu quả.

Người giảm cân đúng cách sử dụng khoai lang như một loại thực phẩm thay thế lương thực chính, có thể làm giảm lượng calo hấp thụ của các thực phẩm khác, thúc đẩy quá trình giảm cân.

Chống đột quỵ

Khoai lang còn có tác dụng phòng ngừa tai biến mạch máu não do trong cuộc sống hàng ngày có thể do người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng natri cao. Khoai lang chứa nhiều kali, có thể làm giảm hàm lượng natri trong cơ thể.

Nó có thể được mô tả như một loại thực phẩm giàu kali và ít natri. Và các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng ăn khoai lang có thể giảm xác suất đột quỵ xuống 20%.
Vinahealth

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2023

Có thể sử dụng lá tía tô để giải cảm

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không chỉ là một loại rau thơm, tía tô còn được dân gian coi là thảo dược, là một trong số khoảng 8 loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae).

Tía tô vị cay, mùi thơm. Có 2 loại tía tô, đó là tía tô mép lá phẳng có màu tía nhạt, ít thơm; còn tía tô mép lá quăn màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng làm thuốc hay hơn. Cây được trồng ở khắp nơi để làm thuốc và làm rau ăn.

Lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
 

Lấy lá tía tô tươi từ 15-20 g, giã nát, rồi cho nước sôi vào khuấy đều, gạn lấy nước uống. Hoặc lấy lá tía tô rửa sạch thái nhỏ sợi, trộn vào cháo ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi sẽ khỏi cảm. Khi mồ hôi đã ra thì lấy khăn khô lau sạch và thay quần áo khác.



Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Thực phẩm phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ


Trẻ em thường dễ bị mắc các bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn và các rắc rối có liên quan đến tình trạng khó tiêu.



Độ ẩm trong không khí cao khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, việc chọn lựa những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn sẽ giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa non nớt của trẻ.


Sau đây là những thực phẩm cần thiết cho khả năng chống đỡ tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.

1. Nước

Đối với trẻ em, nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng nên cho trẻ mang theo bình nước riêng khi đi học hoặc đi chơi ở ngoài trời vì bí quyết để đối phó với tình trạng không khí ẩm ướt trong mùa mưa chính là bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần.


2. Thức ăn hấp chín

Những thực phẩm lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ chính là những thứ đã được hấp hoặc nướng trên vỉ. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn rán nhiều dầu, mỡ vì có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, khiến con bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.


3. Các chất chống ô-xy hóa

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải tập trung nhiều vào những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa. Điều này góp phần cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ tránh xa nhiều loại bệnh khác nhau. Nhóm thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa dành cho trẻ gồm có bí đỏ, bầu, các loại quả mọng…


4. Nước ép tự làm tại nhà

Thay vì chọn mua những loại nước ép đóng hộp (vốn chứa nhiều đường và chất bảo quản) hoặc nước ép tại những hàng quán ở ngoài đường (không đảm bảo về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh), bạn nên tự làm các loại nước ép cho con mình mỗi ngày.


Loại đồ uống này giàu các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động miễn dịch của cơ thể, giúp phòng tránhcác căn bệnh nhiễm khuẩn lây lan qua đường nước.



5. Trái cây

Trái cây nằm trong nhóm những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển lành mạnh về thể chất của trẻ. Bạn nên tăng cường thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và tập cho chúng ăn những loại trái cây giàu dinh dưỡng, dễ nhai và nuốt như chuối, đu đủ, xoài, bơ, táo, lê…



6. Rau xanh

Cũng giống như trái cây, rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, góp phần ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp. Tuy nhiên, bạn cần phải rửa rau thật sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ nhằm hạn chế lượng tồn dư của thuốc trừ sâu bám trên rau, vốn có thể gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ.



7. Thức ăn nấu chín

Không nên cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tiêu thụ những thức ăn sống hoặc chín tái, đặc biệt là những món có thịt hay trứng nếu chưa được nấu chín hoàn toàn thì vẫn có khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn vào cơ thể của trẻ. Do đó, khi chế biến các món ăn cho con mình, bạn nên để cho món ăn chín hoàn toàn mới tắt bếp.



8. Các sản phẩm từ thịt

Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn từ những loại thức ăn có chứa thịt, bạn cần nấu chín kỹ. Tránh cho trẻ ăn trứng hoặc hải sản chưa chín hoàn toàn nhằm ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tiêu hóa.


9. Thực phẩm giàu vitamin C

Đây là nhóm thực phẩm có lợi cho hoạt động phòng ngự của hệ miễn dịch trước sự tấn công của mầm bệnh. Trẻ cần được ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như nhóm trái cây có họ cam, quít, ki-wi,… để giữ gìn sức khỏe và cải thiện hoạt động miễn dịch.


10. Thuốc bổ

Nếu muốn cho trẻ dùng thuốc bổ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để loại thuốc phù hợp với thể trạng và sức khỏe của con mình cũng như cách sử dụng và liều lượng thích hợp. Thuốc bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp trẻ có thể sức đề kháng để phòng tránh bệnh lây nhiễm hiệu quả hơn.

Ngoài những thực phẩm nên dùng nêu trên, bạn cần chú ý không cho trẻ ăn những thức ăn chứa quá nhiều dầu, mỡ (chiên, xào ), hay có nhiều đường, màu sắc sặc sỡ và tuyệt đối tránh xa những món ăn bán ở ngoài hàng quán, lề đường.


Theo Hồng Xuân - Phụ nữ thành phố

Popular Posts

Đọc Thêm

  • Trà lá nam, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ giảm cân, đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người. Trong bài viế...
  • Uống nước chè xanh đúng cách rất tốt với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích của nước chè xanh với sức khỏe nếu bạn uống đúng cách. Giúp bảo vệ và cải thi...
  • hoamaudon.net 16/05/2018 10:47:25 AM GMT
  • Vì sao mẹ bầu tin dùng hạt chia Nutiva? *Hạt chia được xem là một trong những thực phẩm quan trọng và hiệu quả giúp bổ sung những chất c...
  • *Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu 3 tháng cuối thai kì mẹ bầu ăn nhiều thức ăn thuộc nhóm dưỡng chất này thì con sinh ra thường sẽ có chỉ số IQ cao hơn...
  • [image: ngoc trinh] Nếu bạn thấy ảnh này ?